Nhãn: ,

Báo động nghiêm trọng về nguồn nước ngầm

Việc khoan giếng tràn lan không theo sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, cùng với sự lỏng lẻo tron việc quản lý và cấp phép giấy phép cho các đơn vị, các nhân khoan giếng công nghiệp làm nguồn nước ngày càng khan hiếm và ô nhiễm nghiêm trọng


Việc nguồn nước khăn hiếm do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, khô hạn nắng nóng kéo dài trong thời gian dài, các tỉnh khu vực phía nam thiếu nước sinh hoạt. Hậu quả dẫn đến nhiều diện tích nông nghiệp canh tác thiếu nước dẫn đến mất trắng. Để cứu diện tích cây trồng bất chấp việc chỉ đạo của cơ quan nhà nước nhiều hộ dân tự ý khoan giếng. Có cung ắt có cầu nhưng do thiếu kĩ thuật cũng như không hiểu biết về điều kiện địa chất đa phần các giếng khoan không có nước, vừa phí tiền vừa tốn sức.

Theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường, đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ, người đứng đầu phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, địa chất thủy văn, khoan và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề. Hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 trở lên và có ít nhất 4 năm kinh nghiệm; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 5 công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất…
Điều 2, Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, nêu rõ: Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.
Theo bà con cho biết một giếng khoan với mức giá giao động từ 15 đến 50 triệu tùy thuộc vào khu vực và độ sâu của giếng. Có giếng khoan khoảng 40m là có nước, có giếng tới 100m vẫn chưa thấy nước đâu. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề anh Lực cho hay nếu khoan 50m mà chưa có nước thì 80% là giếng đó không có nước. Mạch nước ngầm ngày càng ít do tình trạng khai thác thiếu hiểu biết một phần cũng do rừng bị tàn phá không có thảm thực vật để giữ lại nguồn nước.

Để khắc phục tình trạng này cần làm 2 việc chính sau 

Thứ nhất : Tiến hành dà soát trên địa bàn những tổ chức, cá nhân hành nghề khoan giếng trái phép. Thắt chặt quản lý, chỉ cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện. Việc lỏng lẻo ở cấp xã, huyện cần thắt chặt, xả phạp nghiêm với các đối tượng cố tình chống đối. Tăng cường xây dựng nhà máy nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Thứ hai : Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến về kiến thức nước sạch, nêu rõ cho bà con biết về tầm quan trọng của nước ngầm đối với thế hệ con cháu. Hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, có phương pháp phòng tránh vào mùa hạn


1 nhận xét:

 
KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH © 2017