Nhãn: ,

Những thiếu sót trong việc khảo sát địa chất

Phần lớn những hư hỏng nền móng công trình đều có nguyên nhân do không có đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác về điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn. Những vấn đề tồn tại chủ yếu ở đây thường là:
Cung cấp số liệu về các tính chất cơ lí của đất không chính xác, người thiết kế dựa vào đó để tính toán nền móng và lập phương án thi công không thích hợp với điều kiện thực tế của đất nền, vì vậy rất dễ dẫn đến sai lầm về mặt kỹ thuật và tổn thất về mặt kinh tế do phải thay đổi phương án bởi không an toàn, hoặc lãng phí bởi quá an toàn không cần thiết.
thieu-sot-trong-khao-sat-dia-chat
Thiếu sót trong khảo sát đia chất
Cũng có thể báo cáo khảo sát địa chất thì đầy đủ nhưng các kết quả khảo sát thí nghiệm lại không được đánh giá đúng mức, hoặc có khi người kỹ sư thiết kế và người thi công không hiểu rõ một cách đầy đủ tình hình đất nền. Thực tế đã có trường hợp thiếu sự phối hợp giữa người khảo sát và người thi công. Điều quan trọng là người kỹ sư thiết kế và người thi công phải được biết tất cả kết quả thí nghiệm về đất nền và đặc biệt là tính chất và độ dày khác nhau của lớp đất phía dưới; ngược lại, cũng phải thông báo cho người khảo sát và thí nghiệm đất nền ( thí nghiệm cơ học đất ) biết rõ tính chất của công trình sẽ xây dựng và các yêu cầu về nền móng.
- Khoảng cách khảo sát giữa các lỗ khoan quá lớn nên không thể phản ánh chính xác tình hình thực tế của các lớp đất về thế nằm và vị trí của nó trong nền đất. Do vậy, mà các hang hốc nhỏ hoặc các thấu kính đất yếu không được phát hiện trong mạng lưới khoan không thích hợp nói trên. Việc bỏ sót các hang động (trong đá có các-tơ) hoặc các thấu kính đất yếu sẽ dẫn đến sự biến dạng lún không đều, lún lớn hoặc dẫn đến nhầm lẫn trong việc dùng giải pháp móng không thích ứng như chọn chiều dài cọc không đúng, đặt vị trí khe lún không phải tại nơi có biến đổi chiều dày và tính chất đất nền…
- Độ sâu lỗ khoan khảo sát địa chất không đủ nên không thể xác định được chiều dày các lớp đất nằm trong phạm vi ảnh hưởng của móng và nhất là không xác định được lớp đất chịu lực mà công trình đặt vào lớp đó. Điều này dễ dẫn đến sự lựa chọn giải pháp móng không đủ căn cứ hoặc độ tin cậy thấp mà hậu quả của nó sẽ rất khó lường về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế.
-Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm không rõ ràng chuẩn xác. Nguồn tư liệu thường hay sai sót nữa là các số liệu về nước ngầm, đặc biệt là sai lầm về dòng chảy và thẩm thấu nước mặt thay đổi; khảo sát địa hình cần khảo sát cả về khả năng thay đổi dòng chảy của nước mặt trong các vùng thực vật khác nhau; phải chú ý khả năng thẩm thấu nước mặt của đất liền xung quanh và ảnh hưởng của tải trọng công trình bên cạnh. Tất cả những điều vừa nói có thể gây chuyển động và trượt bề mặt.
- Nhiều trường hợp không thể lường trước khả năng xảy ra sự cố cho những công trình đã đưa vào sử dụng do các nguyên đất nền bị nhão, thẩm lậu, bị ngập lụt, thay đổi tính chất cơ lí của đất do chịu tác động của chấn động, mực nước ngầm bị dâng cao hoặc hạ thấp, thay đổi lớn về nhiệt độ, ảnh hưởng sinh vật học và hóa học hoặc do tổng hợp các nguyên nhân trên cùng các hiện tượng khác nữa. Những điều này có liên quan đến công tác khai thác và bảo trì công trình cũng như giữ gìn môi trường địa chất không bị biến đổi bất lợi cho công trình.
Khảo sát địa chất một cách khoa học tham khảo cách sau :
- Ở giai đoạn 1: Định vị công trình, địa hình, xếp loại tính chất công trình và sưu tầm các dữ liệu về đất nền đã lưu trữ được, đánh giá dữ liệu đã có so với yêu cầu của công trình dự định xây dựng. Nếu thấy đầy đủ thì chuyển cho thiết kế .
- Ở giai đoạn 2: Khi cần khảo sát thì chỉ nhằm xác định vị trí lỗ khoan ở một số hạng mục công trình rồi thiết kế tạm nên còn gọi là giai đoạn nghiên cứu khả thi.
- Ở giai đoạn 3: Đánh giá, so sánh phương án, khảo sát địa chất kĩ hơn để phân lớp và thiết kế sơ bộ.
- Ở giai đoạn 4: Xác định các thông số của đất ở hiện trường và phòng thí nghiệm để có đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc thiết kế cuối cùng.
Hậu quả của những sai sót trong khảo sát đất nền cũng như trong việc quản lý môi trường địa chất thường dẫn đến những thiệt hại kinh tế rất đáng kể. Để hạn chế hoặc khắc phục nó (cũng có khi không thể khắc phục được), cần có những luật pháp về khai thác và bảo vệ môi trường địa chất chặt chẽ. Điều này sẽ lần lượt làm tỏ bằng một số ví dụ được trình bày trong các chương sau.
Trong phần trình bày một số trường hợp gây lún không đều cho công trình cần được chú ý khi khảo sát đất nền để phát hiện trước khi thiết kế cũng như trong việc tìm nguyên nhân hư hỏng khi tìm biện pháp sửa chữa.
Một số điều kiện đất nền có thể gây lún không đều nếu thiếu sót trong giai đoạn khảo sát địa chất công trình.

ĐIỀU KIỆN ĐẤT NỀN – HƯỚNG PHÒNG TRÁNH

1 Có lớp đất yếu ở đầu công trình: Nếu mỏng thì nạo vét rồi thay bằng lớp đất khác tốt hơn; nếu dày thì dùng giải pháp móng khác nhau như khe lún để cắt công trình ra thành các đơn nguyên độc lập, hoặc dùng cọc xuyên qua lớp đất yếu và cùng chống lên lớp đất tốt cho cả 2 phần công trình.
2. Có thấu kính đất yếu nằm dưới móng: Tùy công trình bên trên mà gia cường độ cứng của kết cấu hoặc chọn giải pháp móng thích hợp kể cả dùng cọc xuyên qua thấu kính, cần chú ý đến ảnh hưởng của ma sát âm lên cọc.
3. Lớp đất yếu có chiều dày không đều ở dưới móng công trình. Nguy cơ gây lún không đều là hết sức hiển nhiên nếu công trình bên trên có kích thước mặt bằng lớn. Để phòng tránh cần kết hợp việc tổ chức hợp lý kết cấu bên trên (chia thành từng khối độc lập, tăng cường độ cứng…), với nền móng bên dưới, phương án cải tạo đất (thay đất, cố kết trước, dùng hệ thống cọc mềm như cọc đất xi măng…) để xử lý nền hoặc dùng móng cọc nếu chiều dày lớp đất yếu thay đổi mạnh.
4. Sự phân bố không đều về độ chặt (khi là nền đất đắp) hoặc có các đá tảng, rác xây dựng. San ủi cải tạo bằng lu lèn tĩnh hoặc đầm nện bằng tải trọng động, có khi phải dùng cọc khoan nhồi…
5. Nền đất đắp trên đất có tính nén co lớn hoặc trên đất dốc. Trường hợp này thường gặp trong việc xây dựng ở vùng đồi núi có thung lũng đất yếu hoặc ở vùng lấn sông biển, vùng mở rộng khu công nghiệp có công nghệ san nền từ đầu cho mục đích sử dụng làm nền tự nhiên (bằng lu lèn, đầm nện, cố kết động) hoặc phải cải tạo đất, như phương pháp cố kết trước bằng cọc cát, giếng cát, bằng thoát nước, đối với công trình có tải trọng lớn phải dùng cọc xuyên qua lớp đất đắp, chú ý trượt theo mái dốc hoặc trượt cục bộ cả móng và công trình, bảo vệ đất nền bằng việc thu và thoát nước mặt, tránh thấm ngập…
Vì vậy giai đoạn khoan khảo sát địa chất công trình là rất quan trọng. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH © 2017