Nhãn: , , ,

Tại Việt Nam việc khảo sát địa chất làm kiểu chỉ để đối phó

Khảo sát địa chất làm kiểu đối phó
Theo quy trình, trước khi xây dựng, nhà đầu tư tùy thuộc mức độ trọng tải, độ cao của tòa nhà mà đặt hàng bên khảo sát địa chất công trình. Điều đó cũng có nghĩa, nhà đầu tư không thể không biết môi trường địa chất tại khu vực mình thi công. Đó là chưa kể đến việc nhà đầu tư hoàn toàn có thể yêu cầu mức độ khảo sát sâu hay nông theo công trình. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đản cũng cho biết, theo quy định, cứ xây nhà hai tầng là phải có khoan khảo sát địa chất, khảo sát nền móng.

Thế nhưng, theo tiến sĩ Đản, khá nhiều chủ đầu tư đã dùng mánh khóe để trình ra bản báo cáo khảo sát  theo kiểu “làm cho có”. Đơn giản nhất là chủ đầu tư bê nguyên tài liệu địa chất công trình này áp dụng cho công trình ngay gần kề với lý do: cách nhau có vài chục mét, khảo sát làm gì cho mất công.
khao-sat-dia-chat
“Đó là việc làm thiếu hiểu biết hoặc có hiểu biết nhưng cố tình lờ. Điều hết sức nguy hiểm”, tiến sĩ Nguyễn Văn Đản khẳng định. Bởi theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đản, nền địa chất mỗi nơi một khác, thậm chí cách nhau vài mét nó đã khác xa về cấu tạo. Hoặc có những chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí tiền đã ăn bớt số mũi khoan hoặc không cho khảo sát toàn diện từng tầng địa chất nên dẫn đến kết quả khảo sát không toàn diện.
Chưa coi trọng khảo sát địa chất
Khảo sát địa chất công trình chưa thực sự được đặt đúng tầm ý nghĩa và mức độ quan trọng đối với sự an toàn của một công trình. Nói về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Văn Đản đưa ví dụ: Những tranh cãi xung quanh việc xây dựng thủy điện Sơn La diễn ra khá gay gắt nhưng chỉ đến khi lên Quốc hội, ngành Địa chất mới được mời tham dự, tư vấn.

Nhiều nhà khoa học địa chất cũng cho rằng, không ít bản báo cáo khảo sát công trình chỉ là một tờ giấy gần như chẳng có giá trị, “có cho xong” để chủ đầu tư trình xin cấp phép xây dựng. Thế mới có chuyện “tự đá bóng, tự thổi còi” theo kiểu: một chủ đầu tư bao gồm cả xây dựng, khảo sát địa chất. Nếu không thì khảo sát cũng chỉ là một hạng mục mà chủ đầu tư có quyền lựa chọn ai làm cho mình.

Vậy ai sẽ thẩm định độ chính xác của bản khảo sát? Khi đưa câu hỏi này tới các cấp quản lý thì luôn nhận được câu trả lời: chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm. Thế nhưng, để xảy ra sự cố, có thiệt hại tài sản, có người chết, liệu chủ đầu tư có gánh nổi?
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH © 2017